Bảo trì chung cư bao gồm phần sở hữu riêng. Và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Nhưng nếu chủ đầu tư không bảo trì chung cư đúng quy định thì sẽ có mức phạt ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Môi giới bất động sản nhé.
1. Phí bảo trì chung cư là gì?
Trong quá trình sử dụng, căn hộ sẽ phát sinh các sự cố xuống cấp. Lúc này cần thiết phải có nguồn kinh phí để sửa chữa kịp thời. Do đó phí bảo trì chính là khoản chi phí. Được sử dụng để bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung và riêng của căn hộ. Như: cầu thang, thang máy, bãi đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, công viên, hệ thống điện,.. Nhằm tránh làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây.
2. Các nguyên tắc bảo trì căn hộ chung cư
Nguyên tắc bảo trì phần sở hữu riêng của căn hộ chung cư
Căn cứ vào điều 32 của thông tư 02/2016/Tt-BXD. Nguyên tắc bảo trì phần sở hữu riêng của nhà chung cư được quy định như sau:
- Khi bảo trì phần sở hữu riêng. Không được là ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của chủ sở hữu khác. Không làm ảnh hưởng đến thiết bị thuộc sở hữu chung. Hoặc hệ thống công trình công cộng chung của căn hộ chung cư.
- Chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng. Và đóng góp kinh phí bảo trì vào phần sở hữu chung của tòa nhà. Nhằm duy trì chất lượng nhà ở và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Nguyên tắc bảo trì phần sở hữu chung của căn hộ chung cư
Bảo trì phần sở hữu chung sẽ được chia riêng biệt thành 2 phần. Là phần sở hữu chung của khu căn hộ và phần sở hữu chung của khu văn phòng, thương mại.
Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ và cả tòa nhà
Chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo kế hoạch. Đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập ra trước đó. Trừ trường hợp có hư hỏng đột xuất do thiên tai hay hỏa hoạn gây ra.
Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, thương mại
Bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Sẽ do các chủ sở hữu, người sử dụng tòa nhà chung cư thực hiện. Chủ sở hữu của các khu vực chức năng này. Cũng sẽ thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì của tòa nhà. Và các quy định bảo trì hệ thống thiết bị đã lập theo quy định. Tuy nhiên chủ sở hữu, ban quản trị nhà chung cư. Chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ năng lực với công việc bảo trì phần sở hữu chung.
3. Những quy định về chi phí bảo trì căn hộ chung cư
Chủ đầu tư cho thuê, bán căn hộ chung cư. Phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ. Khoản tiền này sẽ được tính vào tiền bán, tiền thuê nhà. Và cần được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê. Người mua, người thuê đóng phí bảo trì khi nhận bàn giao nhà.
- Trường hợp nếu chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, cho thuê căn hộ. Hoặc các diện tích khác trong nhà chung cư. Mà hợp đồng không thỏa thuận về kinh phí bảo trì. Thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này.
- Nếu trong hợp đồng mà giá bán, giá cho thuê, chưa tính kinh phí bảo trì. Thì chủ sở hữu phải thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo Luật nhà ở.
4. Mức phạt khi chủ đầu tư không bảo trì căn hộ chung cư
Từ tháng 2/2022. Một số quy định xử phạt mới về phí bảo trì căn hộ sẽ có hiệu lực. Cụ thể trong thời gian bảo hành mà chủ đầu tư không thực hiện việc bảo hành căn hộ. Sẽ bị phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, còn áp dụng các biện pháp khắc chế hậu quả. Buộc phải thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
Mức phạt từ 200 đến 260 triệu đồng. Trong trường hợp chủ đầu tư có các hành vi: Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn. Sử dụng kinh phí bảo trình không đúng quy định. Không lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì. Không tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định.
Như vậy theo các quy định mới của pháp luật. Thì tùy vào cấp độ vi phạm, mà chủ đầu tư sẽ có mức xử phạt riêng. Nếu là một cư dân. Bạn hãy tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của tòa nhà. Để theo dõi sát tình hình thu chi ngân sách chung. Nhằm đảm bảo quyền lợi của mình nhé.
5. Câu hỏi về phí bảo trì căn hộ chung cư bạn cần biết
Ai quản lý phí bảo trì?
Sau khi thu quỹ bảo trì. Trong vòng 7 ngày chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản gửi tiết kiệm của tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Sau 12 tháng chủ đầu tư phối hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư. Để bầu ra ban quản trị tòa nhà. Sau 7 ngày thành lập. Ban quản trị tòa nhà sẽ ra văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì. Khi đó chủ đầu tư sẽ chuyển giao kinh phí bảo trì này cho ban quản trị. Như vậy phí bảo trì sẽ do ban quản trị quản lý.
Thời gian chủ đầu tư phải thực hiện bảo trì căn hộ là bao lâu?
Thời gian bảo hành đối với nhà căn hộ chung cư tối thiểu là 60 tháng. Kể từ khi hoàn thành xây dựng và nghiệm thu căn hộ đưa vào hoạt động.
Nguồn quỹ bảo trì được sử dụng vào mục đích gì?
Nội dung bảo hành nhà ở căn hộ chung cư sẽ bao gồm sửa chữa, khắc phục các lỗi hư hỏng. Như: sụt lún nhà, cấp điện chiếu sáng. Ốp lát tường nhà, sân thượng. Bảo dưỡng thang máy, xử lý ứ nghẹt đường ống,… Ngoài ra quỹ bảo trì còn được sử dụng vào các hạng mục khác thuộc quyền sở hữu chung của tòa nhà. Phần này được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, cho thuê.
Làm sao tính chi phí bảo trì căn hộ chung cư?
Theo Luật Nhà ở, người mua căn hộ phải đóng chi phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ. Đối với phần diện tích còn lại của tòa nhà mà chủ đầu tư không bán. Chủ đầu tư cũng phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó. Giá trị được tính theo giá bán căn hộ cao nhất của tòa chung cư.
Khi nào cần đóng phí bảo trì căn hộ?
Phí bảo trì chung cư được đóng khi bàn giao căn hộ. Ngoài ra các chủ sở hữu nhà chung cư có thể phải đóng thêm. Trong trường hợp nguồn kinh phí đã hết. Hoặc không đủ để chi trả cho công tác tu dưỡng chung cư.
Một số điều luật cần tham khảo về kinh phí bảo trì căn hộ
Luật Dân sự năm 2005. Luật Nhà ở năm 2005. Nghị định 71/2010/ NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Thông tư số 16/2010/TT-BXD Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 71/2010/TT-BXD ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở. Thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến phí bảo trì căn hộ chung cư. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi Môi giới bất động sản để cập nhật nhiều thông tin mới nhé.
Trả lời