Xây nhà tầng lửng là quá trình đòi hỏi sự đầu tư và tính toán lỹ lưỡng. Nhằm hạn chế những sự cố có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thi công của ngôi nhà. Dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm trước khi xây nhà tầng lửng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Nhà tầng lửng là gì?
Nhà tầng lửng là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Ý. Được định nghĩa là tầng trung gian trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà. Khác với những tầng khác. Tầng lửng không được tính là tầng chính thức. Vì mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng.
Xây nhà tầng lửng chính là giải pháp tối ưu để mở rộng diện tích sử dụng mà vẫn không phạm luật. Hay nói cách khác, xây tầng lửng là cách để ăn gian thêm diện tích giúp ngôi nhà được rộng rãi hơn. Ngoài ra đối với những ngôi nhà có diện tích lớn. Xây dụng tầng lửng sẽ tạo ra điểm nhấn đặc biệt về kiến trúc.
Nhà tầng lửng có nhiều công dụng. Có thể tận dụng gác lửng để là phòng đọc sách, phòng trưng bày, làm phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách,… Tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ riêng của gia chủ.
Nhà tầng lửng có những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Diện tích xây dựng dành cho gác lửng không vượt quá 80% diện tích xây dựng của tầng trệt.
- Trong trường hợp chiều cao của tầng trệt tính từ độ nền của tầng trệt tới sàn lầu 1. Không nên cao quá 6m và không thấp hơn 5m.
2. Các loại nhà tầng lửng phổ biến hiện nay
Nhà tầng lửng được phân chia thành 4 loại phổ biến. Là tầng lửng trong phòng, tầng lửng phía trước, tầng lửng phía sau và tầng lửng bên hông.
Tầng lửng trong phòng
Decor nhà có tầng lửng trong phòng, thì phần gác lửng sẽ được bố trí nằm trên toilet. Tầng lửng dạng này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng thông thường được sử dụng để làm phòng làm việc.
Khi thiết kế nhà có tầng lửng trong phòng sẽ mang đến sự thoải mái cũng như đảm bảo tính riêng tư cho gia chủ. Chỉ nên xây dựng tầng lửng trong phòng. Nếu đó là căn phòng dài và có diện tích lớn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
Xây nhà tầng lửng phía trước
Tầng lửng nhà nằm ở phía trước được đánh giá là ý tưởng hoàn hảo nhất. Bởi vì nó sẽ tạo cho phòng khách thêm phần độc đáo. Đồng thời tổng thể không gian còn thể hiện được dấu ấn riêng của chủ nhà.
Bằng sự khéo léo và sáng tạo của mình. Bạn có thể biến tấu và phá cách cho không gian tầng lửng phía trước với đồ nội thất và gam màu phù hợp. Như vậy sẽ tăng hiệu ứng thẩm mỹ ngôi nhà lên rất nhiều.
Xây nhà gác lửng phía sau
Đây là thiết kế phổ biến đối với những loại nhà phố, nhà liền kề. Nhà gác lửng phía sau được bố trí nằm ở phía sau căn nhà. Để tạo sự thuận tiện trong việc quan sát tầng trệt. Bạn có thể sử dụng tầng gác lửng phía sau để làm phòng sinh hoạt chung. Kết nối các thành viên trong gia đình với nhau.
Tuy nhiên loại nhà này có một khuyết điểm. Là có thể sẽ làm cho không gian trệt ở phía sau bị thấp hơn. Phần không gian gác lửng cũng cho người dùng cảm giác không thông thoáng.
Tầng lửng bên hông
Kiểu tầng lửng bên hông chỉ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn. Khi thiết kế có yêu cầu không gian rộng rãi, thông thoáng. Nên mang lại sự thoải mái cho gia chủ khi sử dụng.
3. Công năng sử dụng của tầng lửng là gì?
Nhà có tầng lửng được sử dụng với đa dạng mục đích.
- Nếu tầng lửng có đủ diện tích. Bạn có thể sử dụng hết không gian của tầng trệt lên tầng lửng. Thì tầng lửng sẽ có chức năng làm phòng khách, nhà bếp, khu vực sinh hoạt chung của gia đình.
- Nếu gác lửng có diện tích nhỏ. Bạn có thể sử dụng để làm phòng ngủ, phòng làm việc, nhà kho,…
4. Các quy định về xây nhà tầng lửng
- Đối với những ngôi nhà riêng lẻ. Tầng lửng không được tính là số tầng của công trình. Nếu diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng bên dưới.
- Ở từng khu vực và lộ giới sẽ có những quy định khác nhau về việc xây nhà tầng lửng. Lộ giới đường dưới 4m thì không được phép xây dựng nhà tầng lửng.
- Chiều cao tối đa của tầng trệt và tầng lửng là 6m so với cao độ vỉa hè. Chiều cao tối thiểu là 5,6m, tầng trệt là 2,8m và tầng lửng là 2,8m. Do đó nhà có tầng lửng thì chiều cao của các tầng khác sẽ bị hạn chế.
5. Tính diện tích xây nhà tầng lửng bằng cách nào?
Tính diện tích xây dựng tầng lửng sẽ được chia làm hai phần. Bao gồm phần diện tích sàn sử dụng và phần diện tích thông tầng của tầng trệt và tầng lửng. Cộng diện tích thông tầng và diện tích sàn sử dụng. Chúng ta sẽ tính được diện tích xây dựng của nhà tầng lửng.
- Diện tích sàn sử dụng có mái che trong nhà, sẽ được tính 100% diện tích.
- Với diện tích thông tầng, nếu lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích. Dưới 8m2 sẽ tính sàn bình thường.
Dựa vào diện tích, các kiến trúc sư sẽ đưa ra chi phí xây dựng phù hợp nhất cho nhà tầng lửng. Thông thường phần thông tầng có hệ kết cấu sắt thép riêng. Nên được xem là khu vực có hao phí cao. Và sàn tầng lửng sẽ có chi phí thấp hơn các tầng khác trong nhà.
6. Những lưu ý bạn cần biết trước khi xây nhà tầng lửng
Có kế hoạch rõ ràng
Xây dựng nhà tầng lửng cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư. Hoặc những người có kinh nghiệm về xây dựng. Để lập cho mình một kế hoạch chi tiết. Nhằm ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Nếu bạn bỏ qua bước này, thì tầng lửng sẽ không được tối ưu.
Xác định chính xác vị trí và kích thước của tầng lửng
Xác định vị trí và kích thước của tầng lửng sẽ phụ thuộc vào không gian chung của ngôi nhà. Tầng lửng phải được đặt ở vị trí phù hợp. Để ngôi nhà có tầm nhìn rộng rãi, thoải mái. Không gian không bị gò bó và bí bách. Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích nhỏ. Thì không nên xây dựng gác lửng có kích thước quá lớn. Mà chỉ nên xây dựng tầng lửng vừa phải. Như vậy sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn.
Xác định chức năng của gác lửng
Khi quyết định xây dựng nhà có tầng lửng. Bạn phải xác định rõ được không gian này được sử dụng vào mục đích gì. Tầng lửng làm phòng ngủ, phòng khách, phòng đọc sách, hay nơi làm việc, khu sinh hoạt chung của gia đình? Vì chức năng của tầng lửng sẽ có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các thành viên trong gia đình.
Sử dụng vật liệu phù hợp khi xây nhà tầng lửng
Lựa chọn loại vật liệu phù hợp với kiến trúc chung của ngôi nhà. Phù hợp với chức năng, kết cấu của tầng lửng sẽ đảm bảo được độ an toàn vào chắc chắn khi sử dụng. Một số vật liệu được sử dụng phổ biến khi xây nhà tầng lửng bạn có thể tham khảo như: Kim loại, bê tông, gỗ và một số vật liệu trong suốt,…
Không nên xây gác lửng quá cao
Xây tầng lửng sẽ giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng và có cảm giác rộng rãi. Tuy nhiên, tầng lửng quá cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Đặc biệt có thể khiến cho không gian này trở nên kém vững chắc. Không mang lại cảm giác an toàn cho người sống trong nhà.
Quan tâm đến vị trí của cầu thang
Cầu thang là yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà tầng lửng. Thiết kế cầu thang cần đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại. Không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung, gây chật chội cho ngôi nhà.
Trên đây là các thông tin tổng quan bạn cần biết trước khi xây dựng nhà tầng lửng. Hãy theo dõi Môi giới bất động sản để cập nhật những thông tin hot hiện nay nhé.
Trả lời